Hợp pháp hoá lãnh sự
Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (cụ thể Lãnh sự quán Việt Nam tại Mỹ) chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Tại sao cần phải hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ?
Để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam; các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự; trừ trường hợp các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
Việc hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của bạn sẽ giúp văn bản nước ngoài có giá trị về mặt pháp lý; sử dụng được tại Việt Nam.
Thủ tục này giúp bảo vệ quyền lợi cho bạn ở Việt Nam. Đồng thời các cơ quan nhà nước cũng dễ dàng quản lý hơn.
Một số loại giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự thường gặp:
Giấy xác nhận độc thân
Giấy đăng ký kết hôn/ giấy ly hôn
Giấy khai sinh/ giấy chứng tử
Giấy phép lái xe
Lưu ý trước khi hợp pháp hóa lãnh sự
Các loại giấy tờ có thể hợp pháp hóa lãnh sự:
Theo Điều 10 Nghị định 111/2011/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư 01/2012/TT-BNG, các loại giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự gồm:
Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
Giấy tờ, tài liệu có các chi tiết trong bản thân giấy tờ, tài liệu đó mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự.
Giấy tờ tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc đồng thời có con dấu và chữ ký không được đóng trực tiếp và ký trực tiếp trên giấy tờ, tài liệu. Con dấu, chữ ký sao chụp dưới mọi hình thức đều không được coi là con dấu gốc, chữ ký gốc.
Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam, không phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam hoặc các trường hợp khác có thể gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam.
Các loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự:
Theo Điều 9 Nghị định 111/2011/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư 01/2012/TT-BNG, các loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự gồm:
Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự
Hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa gồm:
Phiếu đề nghị hợp pháp hóa giấy tờ/tài liệu
Bản chụp giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, bằng lái xe, thẻ xanh…)
Giấy tờ mong muốn được hợp pháp hóa/chứng thực tại Lãnh sự quán cần được xác nhận trước bởi Đổng lý Văn phòng (Secretary of State) thuộc tiểu bang nơi xuất phát của văn bản.
Thông thường, các văn bản công chứng cần có lời chứng, chữ ký, con dấu của Công chứng viên và xác nhận (đối với chữ ký của công chứng viên) của Cơ quan quản lý của Hoa Kỳ nơi công chứng viên đăng ký hành nghề. Tại một số bang, Cơ quan quản lý công chứng viên là cấp hạt. Ở các bang khác, Cơ quan này là Văn phòng Đổng lý.
Tại sao nên chọn ICAFAS để hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ?
ICAFAS được sự hỗ trợ của các Lãnh sự quán Việt Nam tại Mỹ
Mức phí của chúng tôi thấp hơn ngay cả khi bạn tự làm hồ sơ
Thủ tục đơn giản, không phải mất nhiều thời gian đi lại
Làm hồ sơ trực tuyến, dễ dàng
Trao đổi thông tin về hồ sơ rất dễ dàng, thuận tiện